Sử dụng các chế độ ưu tiên khẩu độ, tốc độ và lập trình
Đối với nhiều người sử dụng máy ảnh KTS, lúc nào nên chọn chế độ ưu tiên khẩu độ mở (A ở Nikon / Av ở Canon), ưu tiên tốc độ cửa chập (S ở Nikon / Tv ở Canon) và chế độ lập trình sẵn (P) là một câu hỏi phức tạp. Sau đây là hướng dẫn giúp các bạn hiểu rõ các yếu tố tạo nên một bức ảnh cũng như đặc điểm của từng yếu tố để sử dụng từng chế độ cho phù hợp.
1. Phơi sáng (exposure)
Một bức ảnh được tạo ra bởi quá trình thu nhận ánh sáng lên cảm biến của máy ảnh KTS (image sensor) – mà trước đây là bản phim nhựa – tức là cho cảm biến hay phim “phơi sáng” (exposure). Có ba yếu tố ảnh hưởng tới quá trình phơi sáng: Độ nhạy ISO, khẩu độ mở (của lỗ điều tiết ánh sáng trên ống kính) và tốc độ cửa chập (thời gian – thường tính bằng một phần của giây đồng hồ).
- Độ nhạy ISO: càng cao thì cảm biến bắt sáng càng nhạy, ảnh càng sáng (nếu hai yếu tố kia là không đổi).
- Khẩu độ mở: càng lớn thì luồng ánh sáng lọt qua lỗ điều tiết ánh sáng (aperture) càng nhiều làm ảnh càng sáng (nếu hai yếu tố kia là không đổi). Chú ý: Khẩu độ mở được tính bằng chỉ số f/stop, ví dụ f/1.4, f/2.8, f/8 hay f/32; chỉ số này càng nhỏ thì khẩu độ mở càng lớn và ngược lại.
- Tốc độ cửa chập: Cửa chập là bộ phận mở ra (rồi đóng lại) khi bấm máy nhằm điều chỉnh thời gian phơi sáng của cảm biến. Tốc độ cửa chập càng chậm, thì thời gian phơi sáng càng nhiều, dẫn tới ảnh càng sáng (nếu hai yếu tố kia là không đổi).
- Khẩu độ mở: càng lớn thì luồng ánh sáng lọt qua lỗ điều tiết ánh sáng (aperture) càng nhiều làm ảnh càng sáng (nếu hai yếu tố kia là không đổi). Chú ý: Khẩu độ mở được tính bằng chỉ số f/stop, ví dụ f/1.4, f/2.8, f/8 hay f/32; chỉ số này càng nhỏ thì khẩu độ mở càng lớn và ngược lại.
- Tốc độ cửa chập: Cửa chập là bộ phận mở ra (rồi đóng lại) khi bấm máy nhằm điều chỉnh thời gian phơi sáng của cảm biến. Tốc độ cửa chập càng chậm, thì thời gian phơi sáng càng nhiều, dẫn tới ảnh càng sáng (nếu hai yếu tố kia là không đổi).
Ở máy ảnh sử dụng phim nhựa truyền thống, độ nhạy ISO phụ thuộc vào loại phim người chụp sử dụng, ví dụ phim ISO-100, ISO-400; hai yếu tố khẩu độ mở và tốc độ cửa chập đều được điều chỉnh bằng tay (cơ học) bằng cánh điều chỉnh vòng khẩu độ trên ống kính (aperture ring) và vòng tốc độ trên thân máy (shutter speed dial), và vì vậy các máy này thường được gọi là các máy “cơ” (manual). Chế độ “cơ” hoàn toàn - được ký hiệu là M (Manual) ở mọi loại thân máy – này hiện vẫn còn được sử dụng ở các máy ảnh KTS trung/cao cấp và chuyên nghiệp để giúp nhiếp ảnh gia có thể làm chủ hoàn toàn các yếu tố phơi sáng một cách sáng tạo.
Tuy nhiên, để máy ảnh trở nên “thân thiện” hơn với người chơi ảnh thuộc mọi tầng lớp, dựa vào sự tiến bộ của công nghệ chế tạo máy ảnh, các nhà sản xuất đã phát triển nhiều tính năng tự động cho máy ảnh như chế độ lập trình sẵn (progam), ưu tiên khẩu độ mở (aperture priority) và ưu tiên tốc độ cửa chập (shutter speed priorty).
Ký hiệu các chế độ này có khác nhau đôi chút ở các hãng khác nhau. Ví dụ:
- Lập trình sẵn: Program (P) ở cả Canon và Nikon
- Ưu tiên khẩu độ mở: Aperture value (Av) ở Canon và Aperture priority (A) ở Nikon
- Ưu tiên tốc độ cửa chập: Time value (Tv) ở Canon và Shutter speed priority (S) ở Nikon
- Lập trình sẵn: Program (P) ở cả Canon và Nikon
- Ưu tiên khẩu độ mở: Aperture value (Av) ở Canon và Aperture priority (A) ở Nikon
- Ưu tiên tốc độ cửa chập: Time value (Tv) ở Canon và Shutter speed priority (S) ở Nikon
2. Đặc điểm các yếu tố khẩu độ mở và tốc độ cửa chập
Để bức ảnh được phơi sáng hợp lý, người chụp cần điều chỉnh tăng giảm các yếu tố nêu trên một cách linh hoạt. Đối với độ nhạy ISO, trong những trường hợp đã tận dụng hết khả năng hai yếu tố còn lại mà máy ảnh cho phép nhưng vẫn không đạt được hiệu quả ánh sáng mong muốn, người chụp thường phải tăng độ nhạy ISO của cảm biến (hay phim).
Vậy còn hai yếu tố khẩu độ mở và tốc độ cửa chập? Tại sao không luôn cố định một trong hai yếu tố và chỉ cần tăng giảm yếu tố còn lại cho bớt phức tạp, chẳng hạn tại sao không luôn để ống kính mở ở khẩu độ tối đa rồi chỉ cần điều chỉnh tốc độ chụp? Thực tế hoàn toàn không đơn giản như vậy bởi mỗi yếu tố đều đi kèm với những điều kiện và hiệu ứng nhất định đối với bức ảnh.
Đặc điểm tốc độ cửa chập
Tốc độ cửa chập điều tiết thời gian phơi sáng của cảm biến. Nếu khoảng thời gian phơi sáng dài (tốc độ chậm), ảnh sẽ bị ảnh hưởng bởi các chuyển động của chủ thể muốn chụp và việc rung tay máy cầm chụp (hand-holding), dẫn tới hình ảnh ghi nhận sẽ bị nhòe mất nét (blur). Mỗi người chụp có khả năng giữ cho máy không rung ở tốc độ tối thiểu cho phép, nhưng nhìn chung, để đảm bảo ảnh không bị nhòe do rung tay máy, tốc độ cửa chập an toàn nhất để có được hình ảnh nét căng (stack sharp) phải là 1/250s (giây). Trong nhiều trường hợp ánh sáng quá yếu đòi hỏi phải đặt tốc độ của chập rất chậm – như 1/60s, 1/30s hay 1 giây và thấp hơn, thâm chí ngay cả những tay máy lão luyện cũng phải đặt máy lên chân máy (tripod) mới có thể triệt tiêu được hiện tượng rung tay. Tuy vậy, dù tay máy của bạn có vững đến đâu đi chăng nữa và ngay cả chân máy cũng không thể khiến chủ thể đứng yên để chụp (như trong chụp thể thao, chim thú, v.v…) vì vậy vẫn phải tăng tốc độ cửa chập lên cao – ví dụ: chụp chim trời bay lượn thường phải đặt ở tốc độ lớn hơn 1/1250s) để loại bỏ hiện tượng nhòe ảnh.
Trong điều kiện ánh sáng không thuận lợi như quá sáng hay quá tối, điều chỉnh tốc độ cửa chập là giải pháp duy nhất tạo phơi sáng hợp lý. Trong điều kiện quá sáng, sau khi đã khép tối đa khẩu độ mở mà ống kính cho phép, người chụp sẽ phải điều chỉnh tăng tốc độ cửa chập để giảm hơn nữa giá trị phơi sáng của bức ảnh. Ngược lại, trong điều kiện ánh sáng quá yếu, sau khi đã mở ống kính ở khẩu độ lớn nhất, người chụp sẽ phải giảm tốc độ cửa chập, đôi khi xuống rất thấp mới bảo đảm đủ sáng cho ảnh – và sẽ phải sử dụng chân máy để bảo đảm ảnh không bị nhòe.
Đặc điểm khẩu độ mở
Điều dễ hiểu là khẩu độ mở càng lớn (chỉ số f/stop càng nhỏ) thì ảnh càng sáng. Tuy nhiên, đi kèm mới lượng ánh sáng đi qua “lỗ” điều tiết ánh sáng (aperture) trong ống kính còn có các đặc điểm (cả mong muốn và không mong muốn) tạo hiệu ứng khác nhau cho mỗi bức ảnh.
Khẩu độ mở lớn giúp người chụp tạo phơi sáng phù hợp cho ảnh trong điều kiện ánh sáng yếu mà vẫn muốn duy trì tốc độ cao để tránh hiện tượng rung tay máy. Nhưng khẩu độ mở càng lớn lại làm cho chiều sâu ảnh trường (depth of field / DOF) càng nhỏ và tăng hiệu ứng nhòa mờ mất nét ngoài vùng căn nét (bokeh) trên cùng một bức ảnh. Hơn nữa do công nghệ sản xuất ống kính, các khẩu độ mở lớn còn tạo ra hiện tượng tối hơn ở các mép ảnh (vignetting).
Việc điểu chỉnh khẩu độ mở giúp người chụp làm chủ chiều sâu ảnh trường của bức ảnh, chủ động tạo DOF lớn (hay còn gọi là “dày”) để mọi chủ thể trong khuôn hình đều nết, như trong ảnh phong cảnh hay chụp nhóm nhiều người; hay ngược lại tạo DOF nhỏ (hay còn gọi là “mỏng”) để đạt được những hiệu ứng xóa phông (blur background) hay bokeh cũng như vignetting mong muốn.
Như vây ta thấy, không thể luôn cố định một trong hai yếu tố khẩu độ mở hay tốc độ cửa chập để chỉ phải điều chỉnh yếu tố còn lại cho bớt phức tạp mà phải điều chỉnh cả hai yếu tố một cách linh hoạt tùy thuộc điều kiện ánh sáng và mục đích chụp để đạt được những hiệu ứng mong muốn.
Với máy ảnh KTS, ở chế độ “cơ” hoàn toàn (full manual), người chụp sẽ làm chủ mọi yếu tố phơi sáng. Tuy nhiên, để giảm bớt gánh nặng “tính toán” cho người chơi ảnh không chuyên nghiệp, giúp xử lý nhanh trong các tình huống đặc biệt, công nghệ chế tạo máy ảnh KTS hiện đại – đặc biệt là công nghệ đo sáng tự động (metering) – đã cho ra đời những tính năng mới với các chế độ tự động và bán tự động làm hài lòng đông đảo người chơi ảnh
3. Chế độ lập trình sẵn (program)
Khác với chế độ tự động hoàn toàn (Auto / A) theo đó máy ảnh KTS sẽ tự động điều chỉnh mọi giá trị phơi sáng và tự động kích hoạt đèn flash khi thiếu sáng, với chế độ lập trình sẵn (P), máy ảnh KTS sẽ tự động điều chỉnh hai giá trị khẩu độ mở và tốc độ cửa chập, và cho phép người chụp điều chỉnh độ nhạy ISO, cân bằng trắng (White Balance / WB) và chế độ bật/tắt đèn flash (Flash ON/OFF).
Ngoài ra, ở chế độ P, người chụp còn có thể xoay bánh xe điều khiển để tạo các tổ hợp giá trị giữa khẩu độ mở và tốc độ, tạo ra các giá trị mong muốn; ví dụ, nếu đang ở chế độ P, máy căn sáng cho giá trị khẩu độ mở (A) = 4, và tốc độ cửa chập tương ứng là 1/60s để có ánh sáng phù hợp, người sử dụng có thể xoay bánh xe điều khiển về chiều này hoặc chiều kia để có các giá trị phơi sáng tương đương nhưng với tổ hợp khác nhau, nhưng tạo chiều sâu ảnh trường hay tốc độ để chống rung tay máy khác nhau: (1) xoay vòng bánh xe để mở khẩu ra f/2.8 và máy sẽ tự động điều chỉnh tốc độ nhanh lên 1/125s (tương đương về EV với f/4 + 1/60s), hoặc khép khẩu lên f/8 (để tạo chiều sâu ảnh trường lớn hơn với f/4) thì lúc này máy sẽ tự động giảm tốc độ xuống còn 1/15s (bù trừ 2 khẩu) để bảo đảm ánh sáng cho ảnh.
Gợi ý sử dụng chế độ P
- Khi chưa chủ động cách điều chỉnh khẩu độ mở và tốc độ cửa chập
- Muốn để máy tự động hoàn toàn nhưng muốn chủ động bật hay tắt đèn flash
- Muốn điều chỉnh độ nhạy ISO
- Muốn điều chỉnh chế độ cân bằng trắng
- Khi chưa chủ động cách điều chỉnh khẩu độ mở và tốc độ cửa chập
- Muốn để máy tự động hoàn toàn nhưng muốn chủ động bật hay tắt đèn flash
- Muốn điều chỉnh độ nhạy ISO
- Muốn điều chỉnh chế độ cân bằng trắng
Vòng chuyển chế độ chụp ở Canon 450D và Nikon D90
4. Ưu tiên tốc độ cửa chập (shutter speed priority)
Ở chế độ ưu tiên tốc độ cửa chập, máy ảnh KTS cho phép người chụp đặt tốc độ cửa chập – cũng như ISO và cân bằng trắng – còn máy sẽ tự động điều chỉnh khẩu độ mở để bảo đảm ánh sáng cho ảnh.
Gợi ý sử dụng chế độ ưu tiên tốc độ – S (Nikon) / Tv (Canon)
- Người chụp muốn bảo đảm triệt tiêu hiện tượng rung tay máy khi cầm chụp, nhiều người chụp thường đặt ở tốc độ từ 1/125s-1/250s để đạt được điều này.
- Trong điều kiện ánh sáng môi trường điều hòa, không quá gắt và không quá yếu, hay các trường hợp chụp trong nhà có ánh sáng môi trường tương đối ổn định, không phải chụp ngược sáng, v.v… chế độ S/Tv cũng cho phép người chụp giản thiểu tính toán phơi sáng bằng cách đặt một tốc độ chụp cố định (cùng ISO và WB cố định).
- Trong trường hợp sử dụng ống zoom (tiêu cự thay đổi) có khẩu độ mở thay đổi theo tiêu cự, việc đặt một tốc độ cố định cũng giúp giản thiểu tính toán phơi sáng khi chuyển tiêu cự chụp (zoom ra, zoom vào)
- Trong trường hợp sử dụng đèn flash số có TTL (through-the-lens) với ánh sáng tương đối không đổi giữa các kiểu chụp và bảo đảm tốc độ đồng bộ đèn (flash sync speed).
- Người chụp muốn bảo đảm triệt tiêu hiện tượng rung tay máy khi cầm chụp, nhiều người chụp thường đặt ở tốc độ từ 1/125s-1/250s để đạt được điều này.
- Trong điều kiện ánh sáng môi trường điều hòa, không quá gắt và không quá yếu, hay các trường hợp chụp trong nhà có ánh sáng môi trường tương đối ổn định, không phải chụp ngược sáng, v.v… chế độ S/Tv cũng cho phép người chụp giản thiểu tính toán phơi sáng bằng cách đặt một tốc độ chụp cố định (cùng ISO và WB cố định).
- Trong trường hợp sử dụng ống zoom (tiêu cự thay đổi) có khẩu độ mở thay đổi theo tiêu cự, việc đặt một tốc độ cố định cũng giúp giản thiểu tính toán phơi sáng khi chuyển tiêu cự chụp (zoom ra, zoom vào)
- Trong trường hợp sử dụng đèn flash số có TTL (through-the-lens) với ánh sáng tương đối không đổi giữa các kiểu chụp và bảo đảm tốc độ đồng bộ đèn (flash sync speed).
5. Ưu tiên khẩu độ mở (aperture priority)
Ở chế độ ưu tiên khẩu độ mở (A / Av), máy ảnh KTS sẽ cho phép người chụp chủ động đặt khẩu độ mở – cũng như ISO và cân bằng trắng – còn máy sẽ tự động điều chỉnh tốc độ cửa chập để bảo đảm ánh sáng cho ảnh.
Gợi ý sử dụng chế độ ưu tiên khẩu độ mở – A (Nikon) / Av (Canon)
Với chế độ này, người chụp muốn chủ động điều chỉnh chiều sâu ảnh trường (DOF) để chủ động:
- Tăng DOF bằng cách đặt khẩu độ mở nhỏ (f/stop lớn) tạo độ nét sâu cho ảnh phong cảnh hay đảm bảo các chủ thể ngoài vùng căn nét cũng có độ nét cao như chụp một nhóm người, chụp cận cảnh phóng đại (macro), v.v…;
- Giảm DOF bằng cách đặt khẩu độ mở lớn (f/stop nhỏ) tạo hiệu ứng xóa phông (blur background) cao làm nổi bật chủ thể trong các tình huống như chụp chân dung, v.v… hay tạo hiệu ứng nhòa mờ ngoài vùng căn nét (bokeh) và chủ động tạo hiệu ứng tối mép ảnh (vignetting) ở những trường hợp nhất định.
- Sử dụng chế độ này trong các trường hợp nhận thấy tốc độ cửa chập không gây hiện tượng rung tay không ảnh hưởng tới ảnh do môi trường ánh sáng mạnh, hoặc có khả năng đặt máy cố định (lên chân máy) để dễ dàng chủ động điều chỉnh DOF và chụp với tốc độ chậm mà không phải tăng ISO lên quá cao vẫn bảo đảm phơi sáng tốt.
Với chế độ này, người chụp muốn chủ động điều chỉnh chiều sâu ảnh trường (DOF) để chủ động:
- Tăng DOF bằng cách đặt khẩu độ mở nhỏ (f/stop lớn) tạo độ nét sâu cho ảnh phong cảnh hay đảm bảo các chủ thể ngoài vùng căn nét cũng có độ nét cao như chụp một nhóm người, chụp cận cảnh phóng đại (macro), v.v…;
- Giảm DOF bằng cách đặt khẩu độ mở lớn (f/stop nhỏ) tạo hiệu ứng xóa phông (blur background) cao làm nổi bật chủ thể trong các tình huống như chụp chân dung, v.v… hay tạo hiệu ứng nhòa mờ ngoài vùng căn nét (bokeh) và chủ động tạo hiệu ứng tối mép ảnh (vignetting) ở những trường hợp nhất định.
- Sử dụng chế độ này trong các trường hợp nhận thấy tốc độ cửa chập không gây hiện tượng rung tay không ảnh hưởng tới ảnh do môi trường ánh sáng mạnh, hoặc có khả năng đặt máy cố định (lên chân máy) để dễ dàng chủ động điều chỉnh DOF và chụp với tốc độ chậm mà không phải tăng ISO lên quá cao vẫn bảo đảm phơi sáng tốt.
Như vậy, với hiểu biết về tính chất của từng yếu tố phơi sáng, sử dụng một trong hai chế độ ưu tiên tốc độ cửa chập hoặc ưu tiên khẩu độ mở sẽ giản thiểu công sức tính toán, đặc biệt giúp người mới chơi ảnh hay nghiệp dư có cơ hội tập trung hơn vào sáng tác nghệ thuật để có được những bức ảnh đẹp.
Nguồn:VinaCamera
Sử dụng các chế độ ưu tiên khẩu độ, tốc độ và lập trình
Reviewed by Unknown
on
Saturday, November 02, 2013
Rating: