Top Ad unit 728 × 90

BÀI MỚI

Ống kính nào chụp chân dung

Hình chân dung và cách nhận diện gương mặt
Khi xem bức hình chân, thường có những tác động tạo nên do bởi não bộ. Trước khi thực hiện bức hình chân dung, chúng ta cùng tìm hiểu cách con người nhận dạng khuôn mặt một người như thế nào.

(Hình của EVA magazine)
Như đã biết, mắt giúp chúng ta thấy mọi vật xung quanh, nhưng nhận thức những điều thấy được là do não bộ. Khi nhìn một người nào đó, hình ảnh được gửi về não bộ. Não sẽ tiến hành nhận diện bằng cách tái tạo các chi tiết thành gương mặt. Gương mặt hình thành trong não bộ có kích thước tương đương với hình ảnh chúng ta nhìn thấy ở khoảng cách 5 mét.  Một điều đặc biệt, bất chấp khoảng cách nhìn gần hoặc rất gần vào một người. Nhưng hình ảnh chúng ta thấy vẫn không bị biến dạng như cách máy ảnh ghi nhận. Do bởi hình ảnh chúng ta thấy hình thành từ não bộ luôn nằm trong phạm vi 5 mét. 


Vì thế để một bức hình chân dung mang tính tự nhiên, khoảng cách chuẩn từ máy ảnh đến chủ đề vào khoảng 5mét. Lưu ý, tiêu chuẩn này sẽ khác nhau với từng tiêu cự của ống kính.  
Sau đây là một vài thống kê về kích thước chủ đề hiện trong khung ngắm, theo từng độ dài tiêu cự ở khoảng cách 5m.
Tiêu cự ống kính
Máy ảnh Crop
Máy ảnh Full-Frame
50mm
Toàn thân (2m)
Toàn thân (3m)
70mm
Một phần (1.3m)
Toàn thân (2m)
85mm
Một phần (1m)
Một phần (1.5m)
105mm
Bán thân (90cm)
Một phần (1.3m)
135mm
Bán thân (70cm)
Một phần (1m)
200mm
Đầu/ngực (40cm)
Bán thân (70cm)
300mm
Đầu/vai(30cm
Đầu/ngực (50cm)
400mm
Đầu (20cm)
Đầu/vai (35cm)
500mm
Đầu (18cm)
Đầu (30cm)

Loại ống kính nào là tối ưu để chụp chân dung.
Điều này tùy thuộc vào cách bạn chụp.

Canon EF 135mm 1:2.0 L Prime Lens

Nếu muốn chụp toàn thân một người đang đứng, ống kính có tiêu cự vào khoảng từ 50-70mm là thích hợp. Nếu chủ đề ngồi, cần ống kính có tiêu cự trong khoảng 70-105mm. Nếu bạn chỉ muốn chụp phần đầu và vai, dùng ống kính có tiêu cự vào khoảng 200-300mm. Các tiêu chí trên dựa theo khoảng cách 5m.
Điều này được minh chứng, khi bạn thấy các nhiếp ảnh gia chuyên nghiệp thường dùng ống kính zoom tele khoảng 300mm hay 400mm 1:2.8 để chụp phần đầu người mẫu.

(Hình của EVA magazine)
Bạn từng nghe ống kính 105mm là hoàn hảo để chụp chân dung
Đó chỉ là nhận định cũ từ những năm 1950.
Trong những năm 1960, ống kính tiêu cự 35mm rất phổ biến. Nhưng phổ biến nhất lại là ống kính 105mm 1:1.4 của Nikon dành cho máy ảnh RF (Rangefinder) và thứ nhì là ống kính 105mm 1:2.5 dành cho máy ảnh SLR. Điều này mặc nhiên, ống kính được sử dụng rộng rãi để chụp chân dung vì không có nhiều chọn lựa khác.

Ngày nay ống kính nào là hoàn hảo để chụp chân dung.
Theo nhận định cá nhân của Kenrockwell.com, ống kính 135mm 1:2.0 là rất hoàn hảo. Kế đến là 105mm 1:1.8 (hoặc 1:2.5) cũng rất thích hợp. Tuy nhiên với công nghệ mới ngày nay, làm thay đổi rất lớn chất lượng hình ảnh. Đặc biệt ống kính sử dụng công nghệ “kiểm soát độ mất nét” Defocus Control cho Bokeh rất đẹp, độ nét cao và hậu cảnh xóa mịn. Một số người thường nhầm lẫn DC với Soft focus. Chúng hoàn toàn khác biệt.

AF DC-Nikkor 105mm 1:2.0 D
Ống kính có tiêu cự ngắn, hoàn toàn không thích hợp với chân dung đầu và vai, do hình ảnh bị biến dạng. Dùng ống kính có tiêu cự 300mm đến 400mm là tốt nhất.

Ống kính Zoom hay Fixed focus (Prime)
Đây là vấn đề gây ra nhiều tranh cãi đối với các nhiếp ảnh gia. Ống kính fixed focus sử dụng ít thấu kính nên ánh sáng không bị suy giảm nhiều so với ống kính zoom. Vì thế ống kính fixed focus thường cho chất lượng hình ảnh cao hơn so với ống kính zoom. Vấn đề ống kính fixed focus có phù hợp với hình chân dung? Điều này lại phụ thuộc vào tiêu chí hình ảnh người chụp. Người thích hình ảnh sắc nét, chất lượng hình ảnh cao và màu sắc đẹp thường chọn ống kính fixed focus. Nhưng chọn lựa này sẽ làm lộ ra nhược điểm của người mẫu nếu da có độ thô ráp hay những vết sẹo sẽ hiện rõ trên hình ảnh. Vì thế ống kính zoom được chọn lựa thay vì ống kính fixed focus. Ống kính zoom sử dụng nhiều thấu kính và đối diện với nhiều vấn đề về độ méo ảnh và quang sai. Nên phải sử dụng nhiều loại thấu kính để sửa sai. Điều này vô tình các nhược điểm của người mẫu bị che lấp và làm hình ảnh trở nên mịn màng, cũng như làm làn da đẹp hơn.

Chọn loại ống kính Tele, wide hay Normal ?
Điều này ảnh hưởng đến độ méo hình và vùng ảnh rõ. Ống kính góc rộng (ống kính Wide) làm hình ảnh bị biến dạng nhiều hơn so với hai loại còn lại. Vì thế ống kính wide không được ưa chuộng để chụp chân dung.
Hai lựa chọn còn lại là Normal và Tele. Tiêu cự là một trong ba yếu tố ảnh hưởng đến vùng ảnh rõ (DOF). Tiêu cự càng dài vùng ảnh rõ nét sẽ càng giảm, điều này làm hậu cảnh xóa mờ nhiều hơn và chủ đề được nâng lên. Chính vì vậy mà ống kính Tele được ưa chuộng hơn so với ống kính Normal khi chụp chân dung.

Các ống kính có tiêu cự sau, có thể sử dụng chụp chân dung.
50mm 1:1.2
50mm 1:1.4
60mm 1:2.8
85mm 1:1.2
85mm 1:1.8
100mm 1:2.0
100mm 1:2.8
135mm 1:2.0
200mm 1:2.0
300mm 1:2.8
17-55mm 1:2.8
24-105mm 1:4
24-70mm 1:2.8
70-200mm 1:4.0
70-200mm 1:4.0
70-200mm 1:2.8
70-200mm 1:2.8
70-300mm 1:4-5.6
......and more
Ống kính nào chụp chân dung Reviewed by Unknown on Monday, August 05, 2013 Rating: 5

No comments:

All Rights Reserved by Sân Nhiếp Ảnh © 2014 - 2015
Powered By Blogger, Edit by Sân Nhiếp Ảnh

Contact Form

Name

Email *

Message *

Powered by Blogger.